Có được uống rượu khi bị cao huyết áp?

Theo một phân tích gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bạn càng uống rượu, nhiều đồ có chứa cồn mỗi ngày thì huyết áp càng dễ dàng tăng cao.

Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không

Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến huyết áp thế nào?

Khi bạn uống rượu, nó có thể dễ bị kích thích hệ thần kinh giao cảm. Điều này sẽ làm hệ thần kinh trở nên căng thẳng hơn bình thường. Khi hệ thần kinh được kích hoạt bởi uống rượu, nó có thể làm tăng nhịp tim và mạch máu nếu kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như việc cao huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng những người bị huyết áp cao không nên uống quá nhiều rượu ở mức độ vừa phải, đối với nữa giới chỉ nên uống khoảng 1 ly, còn đối với nam giới có thể uống từ 1-2 ly.

Ngoài việc cắt giảm rượu, bạn có thể kết hợp các cách thay đổi lối sống khác, xem xét hạn chế như tập luyện thường xuyên và kiểm soát căng thẳng, để giúp giảm huyết áp.

Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không 2

Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tốt và giảm huyết áp là duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống tốt, ít muối…

Ảnh hưởng từ việc tiêu thu quá nhiều rượu với người bị cao huyết áp

Ngoài việc “cao huyết áp uống rượu được không?” thì nếu hấp thụ quá nhiều rượu ở người cao huyết áp sẽ gây ra những ảnh hưởng gì cũng được nhiều người quan tâm.

  • Việc tiêu thụ lượng lớn rượu có thể dẫn đến gia tăng huyết áp và gây ra nhiều tình trạng biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt là nguy cơ mắc các tình trạng như: Nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

  • Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng lạm dụng rượu có hại nghiêm trọng cho sức khỏe, có thể gây ra sự tổn thương đến các mạch máu, thậm chí cả khi đã sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng, tình hình vẫn không được cải thiện.

  • Rượu gây tác động đến tốc độ nhịp tim và sự co bóp của mạch máu, dẫn đến sự gia tăng bị cao huyết áp.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tiêu thụ lượng lớn rượu thường có chỉ số huyết áp cao hơn so với những người tiêu thụ ít hoặc không tiêu thụ rượu, với sự chênh lệch trong khoảng từ 5 đến 10 mmHg.

  • Việc tiêu thụ quá nhiều rượu còn gây ra sự tổn thương nghiêm trọng đối với các cơ quan khác, đặc biệt là gan và thận. Trong một số trường hợp, các chất độc từ rượu có thể tích tụ và gây ra các vấn đề như: Viêm loét dạ dày, xơ gan và thậm chí là ung thư.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cũng là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa như: Rối loạn đường, tăng acid uric, tích tụ mỡ bụng và tăng cân không kiểm soát. Những rối loạn này cũng đóng góp vào việc huyết áp tăng cao./.