Cách nhận biết bạn đang bị nấm da
Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ tay, chân, nách, vùng kín… Nấm phát triển mạnh trong nhiệt độ 27-35 độ C. Nấm xâm nhập vào người theo 3 con đường: người, động vật, đất.
Nấm thường gây bệnh ở những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng. Các bệnh nấm thường gặp là nấm tóc, râu cằm, nấm thân mình (hắc lào, nấm bẹn, nấm kẽ, lang ben…), nấm móng tay, chân…
Biểu hiện lâm sàng của nấm da là các đám tròn, đỏ, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền. Khi chà xát, gãi nhiều hoặc dùng thuốc bôi không thích hợp (bôi acid, corticoid, pin đèn…), tổn thương có thể bị viêm trợt, chảy dịch, có khi có mủ, không còn rõ bờ viền.
Chữa bệnh nấm da
Để điều trị bệnh nấm da, các chuyên da thường khuyên dùng các thuốc bôi chống nấm như: Ketoconazole, miconazole, terbinafine, clotrimazole, dung dịch BSI, ASA.
Với nấm da, việc điều trị kéo dài 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng. Những trường hợp điều trị thuốc bôi không đáp ứng, bạn bổ sung thuốc kháng nấm đường uống.
Phòng bệnh nấm da
Người dân cần lưu ý hơn trong sinh hoạt hàng ngày: Tránh mặc quần áo ẩm, đồ lót quá chật. Các kẽ ngón tay, chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm. Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng. Không mặc chung quần áo lót./.