Hành động tập thể vì nhân quyền là cách tốt nhất để hướng tới

Ngày 24/3, Nhóm chuyên gia tại Tuần lễ Phát Triển Bền Vững của các nhà Kinh tế học nhất trí rằng khi các vấn đề nhân quyền xảy ra ở các quốc gia, chuỗi cung ứng và các ngành công nghiệp, thì công việc bảo vệ và tôn trọng nhân quyền vượt lên trên cả các cá nhân, tập đoàn và chính phủ. Quy định và chính sách được nhất trí thừa nhận rằng phải phản ánh các lợi ích của sự hợp tác, và để mang lại thay đổi tích cực thì tất cả các quan điểm cần được đưa vào, đồng thời loại bỏ các chính sách phân biệt đối xử cũng như các tranh luận không liên quan mang tính chất cá nhân.

JTI

Ông Chris Southworth, Tổng thư ký phòng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh cho biết: “Hành động tập thể vì nhân quyền phải là nền tảng cho bất kỳ giải pháp nào khi chúng ta đồng ý thực hiện – việc giải quyết vấn đề luôn trở nên dễ dàng hơn khi mọi người đồng tâm hiệp lực với nhau. Trách nhiệm đối với các tổ chức phi chính phủ cũng giống như hoạt động kinh doanh – tất cả chúng ta phải bắt đầu và điều chỉnh lại cách chúng ta làm việc.”

Bà Suzanne Wise, Phó Chủ Tịch Cấp Cao bộ phận Truyền Thông và Đối Ngoại của công ty JTI nói thêm: “Cách tốt nhất để bảo vệ nhân quyền là tuân theo khuôn khổ những Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc áp dụng cho cả quốc gia và doanh nghiệp. Trong khi các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác đối tác thì một số cơ quan và tổ chức của Liên Hiệp Quốc lại kêu gọi loại trừ một số ngành ra khỏi các hợp tác này. Bằng cách này, họ loại trừ hơn 100 triệu người ra khỏi ngành công nghiệp thuốc lá, trong đó có 40 triệu nông dân.”

Bất chấp sự loại trừ này, JTI đã thành công trong việc hỗ trợ giáo dục 60.000 trẻ em thông qua chương trình ARISE và thực hiện hơn 345.000 chuyến tham quan thực tiễn định kỳ cho nông dân chỉ trong năm 2020, tất cả hoạt động này đều đóng góp vào sự nỗ lực không ngừng của Công ty nhằm đạt được tiêu chuẩn cao nhất về vấn đề nhân quyền trong các hoạt động toàn cầu.

Ông Southworth nói thêm rằng: “Tác động tích cực mà công ty có thể có đối với xã hội được chứng minh thông qua cách mà cộng đồng doanh nghiệp ứng phó đại dịch Covid-19. Đó có thể là cách mà ngành công nghiệp ô tô tái định vị nhà máy để chế tạo máy thở hoặc là cách ngành công nghiệp thời trang tận dụng tài nguyên để sản xuất thiết bị bảo hộ cần thiết; các công ty và doanh nghiệp đã cùng chung tay để đáp ứng những nhu cầu này đồng thời bù đắp những thiếu hụt mà chính phủ và nền y tế công chưa thể làm được.”

Theo báo cáo của Oxfam, chỉ trong năm 2020, Covid-19 đã gây ra bất bình đẳng gia tăng ở hầu hết mọi quốc gia trên trái đất với số lượng người sống trong cảnh nghèo đói tăng từ 200 triệu lên đến 500 triệu. Bà Wise cũng cho rằng: “Số lượng người có nguy cơ vi phạm nhân quyền ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, điều cần thiết cho chính phủ và công ty, bao gồm cả ngành công nghiệp thuốc lá, là hợp tác mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”

Bà kết luận: “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách công nhận rằng thế giới không tự trở nên cô lập và vấn đề nhân quyền phải được đấu tranh cùng nhau bởi tất cả các tổ chức mà không phải là chỉ bởi một số ít được chọn. Bằng cách hỗ trợ nhau đạt được mục tiêu chung, có nhiều triệu người trong đó có 40 triệu nông dân sẽ được hưởng lợi.”