Giúp trẻ giảm bệnh vặt
Sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh vặt. Để tránh mắc bệnh vặt, trẻ cần được tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống, tập luyện…
3 đến 7 tuổi là độ tuổi trẻ đang hào hứng khám phá thế giới xung quanh và làm quen với việc tới trường. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc các bệnh vặt.
Các bệnh vặt thường gặp ở trẻ em có thể kể đến sốt siêu vi, cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp trên… do virus, vi khuẩn xâm nhập. Gọi là bệnh vặt, bởi mỗi năm, trẻ có thể mắc phải nhiều lần, nhất là vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Nhiều trẻ có thể chỉ nhiễm bệnh vặt trong một thời gian rất ngắn nhưng cũng có trường hợp dẫn đến viêm phổi, tiêu chảy kéo dài.
Sức đề kháng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt. Để khắc phục tình trạng ốm vặt, trẻ cần được nâng cao sức đề kháng, theo những gợi ý dưới đây của các bác sĩ nhi:
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tập trung tốt hơn khi học, ngoài ra còn giúp chuyển hóa các vi chất dinh dưỡng để phát triển xương, giúp cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn khỏe mạnh, giảm stress ở trẻ em.
Mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vận động hàng ngày, tối thiểu 60 phút. Một cơ thể dẻo dai và khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ ít bị ốm vặt để có thể tham gia vào hoạt động học tập với năng lượng dồi dào.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân đối và đầy đủ
Xây dựng hệ miễn dịch cần vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, C, E, sắt, kẽm, selen, Flavonid, omega 3 và probiotics. Để có được chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, hợp lí, phụ huynh phải cho trẻ ăn đúng, ăn đủ. Trẻ thường không thích ăn rau, không ăn đa dạng thực phẩm. Để tập cho trẻ ăn rau, ăn đa dạng thực phẩm, mẹ nên xây dựng thực đơn và chế biến các món ăn phù hợp với bé. Ví dụ cắt, thái nhỏ hơn so với nấu cho người lớn, nấu các món mặn phối hợp với rau củ quả như trứng chiên tôm thịt rau củ, thịt bò hầm củ quả, canh bắp cải bí đỏ nấu thịt, cải ngọt cà rốt xào tôm… giúp trẻ thay đổi món ăn, ngon miệng. Đây cũng là cách giúp con ăn đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, việc bổ sung lợi khuẩn (probiotics) rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra bổ sung lợi khuẩn hằng ngày làm giảm nguy cơ bệnh viêm nhiễm, tăng cường khả năng hấp thu và tiêu hóa ở trẻ dưới 9 tuổi. Probiotics cũng được chứng minh có hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc triệu chứng dị ứng theo mùa ở trẻ em.
Bởi vậy, để trẻ ít ốm vặt, không gián đoạn việc học tập, mẹ cần lưu ý bổ sung probiotics vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường đề kháng, giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Mẹ sẽ không cần lo lắng quá nhiều việc trẻ bị bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi.
Probiotics thường có trong các sản phẩm lên men, điển hình như sữa chua ăn, sữa chua uống men sống. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 3 – 5 tuổi nên bổ sung ít nhất một đơn vị sữa chua (tương đương một hộp sữa chua) mỗi ngày.
Mẹ có thể cho con sử dụng sữa chua uống Vinamilk Probi được bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn Lactobacillus Paracasei L. Casei 431. Đây là loại lợi khuẩn đã trải qua hơn 20 kiểm chứng lâm sàng và được nhắc đến trong 80 ấn phẩm khoa học nhờ tác dụng hỗ trợ miễn dịch đường ruột, tăng cường đề kháng giúp trẻ giảm các bệnh vặt thông thường và khỏe mạnh hơn.