Hơn 24 triệu người dùng Viettel Money

Hệ sinh thái tài chính số Viettel Money có mạng lưới điểm giao dịch, điểm chấp nhận thanh toán phủ khắp 63 tỉnh, thành, đáp ứng hầu hết nhu cầu thanh toán 24/7 ngay trên ứng dụng.

Anh Nguyễn Thế Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) sử dụng ứng dụng Viettel Money để đóng tiền điện, tiền nước hơn một năm nay. Anh cho biết, thay vì phải đến các điểm giao dịch để đóng tiền, việc thanh toán hóa đơn không đến 30 giây là có thể hoàn tất. Ngoài ra, do công việc bận bịu, nhiều khi anh cũng quên hạn thanh toán. Ứng dụng có tính năng nhắc nhở tự động, giúp anh tránh được việc trễ hạn.

“Trên ứng dụng hiển thị rõ các hạng mục cần đóng, rất đầy đủ nên tôi thấy tiện lợi, nhất là trong thời đại số lười giao dịch tiền mặt”, anh nói.

Chị Như Trang (Phú Thọ) có con đang học đại học ở Thái Nguyên cho biết, từ ngày có ứng dụng Viettel Money, chị thường xuyên sử dụng để chuyển khoản tiền sinh hoạt phí hàng tháng cho con mà không phải tới các điểm giao dịch như trước. Thậm chí, với ứng dụng này, chị còn có thể tự động giúp con thanh toán tiền điện, nước và Internet hàng tháng, nhờ cài đặt sẵn tính năng nhắc nhở trên app.

Viettel Money
Thanh toán không dùng tiền mặt tại một tiệm tạp hóa. Ảnh: Viettel Money

Hệ sinh thái tài chính số Viettel Money triển khai cuối năm 2021. Mục tiêu của giải pháp này chính là thúc đẩy phát triển kinh tế số đến người dân ở mọi miền từ nông thôn, hải đảo đến thành thị. Bất kể ở đâu, lúc nào người dân cũng trao đổi, mua bán hàng hóa chỉ với số điện thoại.

“Sau hơn hai năm triển khai, hiện số tài khoản sử dụng Viettel Money là 24 triệu”, đơn vị này cho biết.

Lý giải thêm về sức hút của hệ sinh thái, đại diện đơn vị phát triển cho biết, ứng dụng cung cấp đa dạng phương thức thanh toán như chuyển, nhận tiền miễn phí giữa các số điện thoại, số tài tài khoản liên ngân hàng; nạp hoặc rút tiền mặt tại hàng trăm nghìn điểm nạp rút, phủ sóng tới 11.000 làng xã.

Bên cạnh đó là dịch vụ thanh toán tự động cước viễn thông, điện nước, truyền hình, Internet hàng tháng; thanh toán các loại hình dịch vụ theo nhu cầu cá nhân như mua vé tàu xe, máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt đồ ăn, thanh toán học phí… Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp dịch vụ “mua trước trả sau”, giúp người dùng dễ dàng chi trả các mặt hàng.

Viettel Money 2
Khách hàng có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi nhờ các phương thức thanh toán đa dạng của Viettel Money. Ảnh: Viettel Money

Trong các phương thức thanh toán có hình thức quét mã QR code. Hình thức thanh toán không chạm này giúp người dân thuận tiện hơn trong việc mua sắm mà không phải cầm nhiều tiền mặt, hạn chế tình trạng rơi tiền, hay khó quản lý chi tiêu.

Với những chiếc điện thoại không hỗ trợ Internet, người dùng vẫn có thể sử dụng nền tảng bằng cách nhập cú pháp *998# và làm theo hướng dẫn.

Hiện, hệ sinh thái hợp tác với nhiều đối tác lớn mở rộng mạng lưới điểm giao dịch, bao gồm các cửa hàng, siêu thị, trạm xăng dầu như: PVOIL, AHA, Lotte Cinema, OKARA, ViettelStore, Tocotoco, The faces Shop, Pharmacity… Bên cạnh đó, app kết nối thanh toán để tăng tính tiện dụng cho khách hàng khi mua sắm, đặt dịch vụ qua các sàn thương mại điện tử, ứng dụng như: Lotte Cinema, Baemin, Loship, Be Group, Tiki, Lazada, Sendo…

Viettel Money 3
Một nhóm bạn trẻ sử dụng mã QR tại quán cà phê. Ảnh: Viettel Money

Nằm trong chiến lược phát triển các điểm bán hàng “thông minh” trực tiếp, Viettel Money còn triển khai mô hình chợ 4.0. Người dân khi tham gia mua bán tại các khu chợ 4.0 này không cần mang ví hay tiền mặt, chỉ với một chiếc điện thoại di động là có thể thanh toán bằng cách quét mã QR hoặc cú pháp *998#.

Nhằm phổ cập tài chính số toàn diện trên mọi lĩnh vực, Viettel Money còn kết với chính quyền địa phương triển khai dự án “Xã chuyển đổi số – Xã 4.0”. Với mô hình này, người dân tại các địa bàn ngoài trung tâm sẽ được hướng dẫn trải nghiệm toàn diện các lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hầu hết các giao dịch thiết yếu của đời sống dân sinh như nạp – rút tiền gần nhà, thanh toán tiền điện nước, học phí, viễn thông, xăng dầu, mua bán hàng hóa và chuyển tiền thông qua các mã QR của Viettel Money. Hiện tại, dự án thí điểm tại xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đánh dấu bước đầu tạo nên hệ sinh thái tài chính số toàn diện tại tỉnh, đặc biệt áp dụng công nghệ nhằm chuyển đổi số tại địa phương.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, năm 2022 giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% số lượng và 31,4% giá trị so với 2021. Riêng qua kênh điện thoại di động tăng 116% về số lượng và 92% về giá trị và phương thức QR code tương ứng tăng 182% số lượng và 210% giá trị.